Các dạng của tiếp thị nội dung Marketing nội dung

Tiếp thị nội dung có 10 dạng phổ biến.

Blogs

Blog cung cấp giá trị thông qua những nội dung dạng ngắn. Để blog hiển thị hiệu quả trong công cụ tìm kiếm thì doanh nghiệp sẽ thực hiện một số nghiên cứu từ khóa để xem người dùng đang tìm kiếm những từ khoá nào liên quan đến sản phẩm, liên quan đến các thương hiệu đối thủ,... Từ đó xem xét những chủ đề hoặc câu hỏi khác có thể liên quan đến doanh nghiệp và tạo nội dung blog xung quanh các chủ đề này.

Viết blog là một trong những loại tiếp thị nội dung phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Blog đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thứ nhất Blog giúp doanh nghiệp cải thiện SEO và thu hút nhiều lượng truy cập hữu cơ đến với trang web công ty từ các công cụ tìm kiếm. Theo Forbes, các trang web bao gồm một blog thường có các trang được lập liên kết nhiều hơn 434% so với các trang không có. Điều này có nghĩa là các trang web có blog có nhiều cơ hội xuất hiện trên trang đầu tiên của công cụ tìm kiếm như Google khi người tiêu dùng tìm kiếm các từ khóa có liên quan. Ngoài ra, các trang web kinh doanh với blog có thêm 97% liên kết trong nước, điều này cũng giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thứ 2, blog còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Và doanh nghiệp cung cấp càng nhiều nội dung có giá trị, bổ ích cho khách hàng thì càng có nhiều khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẽ xem xét thương hiệu của doanh nghiệp khi họ mua sắm. [11]

Videos

Video cung cấp giá trị thông qua nội dung có thể tác động đa chiều đến các giác quan của người tiêu dùng khi hằng ngày chúng ta tiếp xúc nhiều video quảng cáo từ các nhãn hàng, dưới sự thúc đẩy của viral marketing mà thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Để triển khai tiếp thị nội dung trên video, doanh nghiệp sẽ xem xét lựa chọn loại nội dung và chủ đề nào sẽ thu hút khán giả của doanh nghiệp nhất  và điều này sẽ phụ thuộc vào vị trí của khách hàng trong hành trình mua hàng của họ. Ví dụ như các video chứa thông tin ngắn và thu hút sự chú ý, có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng trong giai đoạn nhận thức (awareness stage). Ngoài ra, các video hướng dẫn và giới thiệu sản phẩm rất tốt trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong các giai đoạn quyết định (decision stage).

Video đang là một xu hướng trở nên rất phổ biến trên các nền tảng hiện nay, là một dạng tiếp thị nội dung hiệu quả giúp tiếp cận thu hút khán giả nhanh chóng. Theo nghiên cứu của HubSpot , 54% khán giả muốn xem video từ các thương hiệu mà họ hỗ trợ, nhiều hơn bất kỳ loại nội dung nào khác[12]. Theo BrightCove, các thương hiệu sử dụng video có thể mong đợi mức tăng trung bình 157% trong lưu lượng truy cập không phải trả tiền từ các công cụ tìm kiếm. Video cũng giúp tăng 105% thời gian người dùng sử dụng trang web. Khách hàng của bạn dành càng nhiều thời gian trên trang web của bạn, cơ hội bán hàng của công ty bạn càng lớn[13]. Theo Effy, các video xã hội có số lượt chia sẻ tăng hơn 1200% so với các loại nội dung khác. Dựa trên nghiên cứu của Think, người tiêu dùng hiện thích xem video về sản phẩm trước khi mua. Cho dù đó là đánh giá sản phẩm, mở hộp hoặc video hướng dẫn sử dụng, chắc chắn họ sẽ tìm kiếm trực tuyến. Nghiên cứu này cho thấy các video có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hoặc không mua sản phẩm của khách hàng.[14] Trong một nghiên cứu của Insivia, các trang đích có nội dung video đạt tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, khoảng 80%.[15]

Infographics

Infographic được doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng bằng cách thể hiện nội dung một cách trực quan, kết hợp khéo léo giữa hình và nội dung. Lợi ích mà Infographic đem lại cho doanh nghiệp đó là giúp doanh nghiệp giáo dục khách hàng và cung cấp thông tin hữu ích có thể làm tăng thêm giá trị cho khách hàng tiềm năng lẫn khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Định dạng tiếp thị nội dung trực quan có thể giải thích một chủ đề phức tạp, trình bày số liệu thống kê, sơ đồ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,... giúp khách hàng dễ hình dung, hiểu giá trị của những gì doanh nghiệp cung cấp, cảm nhận tốt hơn về lý do tại sao sản phẩm đó có giá trị hoặc cách sử dụng sản phẩm.

Một ví dụ là Infographics của công ty NY Brite giải thích những điều người tiêu dùng cần lưu ý khi giặt thảm, đồng thời đang giáo dục khách hàng khi giải thích những lợi ích của việc sử dụng một dịch vụ giặt thảm chuyên nghiệp. Infographics của công ty sử dụng hình ảnh bắt mắt, có liên quan đến chủ đề, đã giúp khách hàng dễ hiểu hơn những thông tin được trình bày. [16]

Case studies

Case study hiệu quả đối với những khách hàng tiềm năng muốn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp của bạn từ chính khách hàng hiện tại đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Case study cho thấy toàn bộ hành trình của khách hàng sử dụng sản phẩm và những tình huống, trường hợp sử dụng sản phẩm trong cuộc sống thực tế. Case study có hiệu quả vì chúng giúp dẫn dắt khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại. Để sử dụng Case study, doanh nghiệp sẽ phải xem xét cẩn thận đối tượng khách hàng nào đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp để yêu cầu họ làm ví dụ trong Case study. Case study hay được lưu trữ trên trang web của công ty, nhưng cũng có thể ở các định dạng khác như blog, sách điện tử, bài đăng xã hội và các loại nội dung khác như email marketing, slideshare. Đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Case study khi nói chuyện và thuyết phục khách hàng tiềm năng.

Một ví dụ cho dạng tiếp thị nội dung này là Linkedin. Linkedin đưa ra một Case study về việc Adobe đã sử dụng LinkedIn là nền tảng để tiếp thị doanh nghiệp của họ với các ứng viên xin việc và thúc đẩy các ứng viên nộp đơn vào đây. Linkedin đã cung cấp dữ liệu và ảnh chụp màn hình chiến dịch tuyển dụng của Adobe nhằm chứng minh Adobe thành công tuyển được các ứng viên tiềm năng khi sử dụng nền tảng Linkedin. Ngoài Case study này, Linkedin cũng đưa ra một Case study khác là Linkedin giúp HSBC trong việc cải thiện chất lượng ứng viên tham gia ứng tuyển. HSBC đã sử dụng Linkedin để truyền tải những nội dung bằng video nhằm tiếp thị cho môi trường làm việc của HSBC. Hiệu quả từ các Case studies giúp cho các doanh nghiệp khác hiểu rõ hơn về nền tảng dịch vụ tiếp thị của LinkedIn là bao gồm việc đa dạng hóa cách trình bày nội dung của họ.

Ebooks

Ebook thường có nội dung dài (5-10 trang) và doanh nghiệp sử dụng để cung cấp giá trị cho khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của họ. Ebook cung cấp một số loại thông tin hữu ích, thông tin chi tiết để khách hàng giải quyết những nhu cầu, khó khăn khi sử dụng sản phẩm. Giống như nhiều loại hình tiếp thị nội dung khác, ebooks không chỉ là việc trao đổi lợi ích với khách hàng của doanh nghiệp, mà còn góp phần trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu để họ tin tưởng thương hiệu và đến với thương hiệu của doanh nghiệp khi họ sẵn sàng mua hàng. Ebook là một trong những loại tiếp thị nội dung để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, bởi vì chúng được kiểm soát chặt chẽ. Khách hàng truy cập phải cung cấp một số loại thông tin về bản thân để tải xuống ebooks.

Thực hiện tiếp thị nội dung cho sách điện tử đòi hỏi đầu tư nhiều hơn một số loại tiếp thị nội dung khác như blog hoặc bài đăng xã hội vì nội dung ebook yêu cầu dài hơn và tốn nhiều thời gian để tạo ra. Một ví dụ có thể nói đến là sách điện tử The Experience Optimization Playbook của Optimizely. Đây là một quyển sách điện tử miễn phí, giúp khách hàng khám phá các chiến lược tối ưu hóa của các công ty trong danh sách Fortune 500.

User-generated content (nội dung do người dùng tạo)

Nội dung do người dùng tạo là dạng tiếp thị nội dung hiệu quả vì nó thu hút khách hàng tham gia trong quá trình tạo nội dung. Quá trình một người dùng tham gia, hưởng ứng và phản hồi sẽ thu hút thêm các khách hàng khác tiếp cận thông tin, hiểu biết thêm về doanh nghiệp và thương hiệu được nhắc đến.

Một ví dụ cho loại tiếp thị nội dung này chiến dịch của Netflix: Netflix is a Joke. Bằng cách cho người dùng tạo nội dung từ Twitter và Netflix sử dụng một bộ phim hài là Hannah Gadsby tạo một chiến dịch cho khách hàng bàn luận về nội dung này bằng cách cho phép người hâm mộ tweet một trích dẫn họ thích từ bộ phim. Khi người dùng tham gia, họ sẽ được cung cấp một tài khoản Netflix để xem toàn bộ nội dung phim này. Có thể kể đến dòng tweet của người hâm mộ của Wendy (thương hiệu cửa hàng thức ăn nhanh) đem đến cho gã doanh nghiệp khổng lồ về thức ăn nhanh một cách để ăn mừng chiến dịch thứ Sáu ngày 13 của thương hiệu này và quảng bá cho khoai tây chiên của họ. Và phần thưởng là người dùng Twitter sẽ thấy một bản nhạc mashup Jason / Wendy ma quái.Các ví dụ về nội dung do người dùng tạo, có thể dễ dàng thấy được khi theo dõi các trang mạng xã hội của nhãn hàng. Một ví dụ gần đây nhất, là ngày của Mẹ vừa qua trên trang OMO Việt Nam đã tạo một chiến dịch chia sẻ câu chuyện dịu nhẹ về bạn của mẹ và được hưởng ứng rất nhiệt tình khi khách hàng đã sử dụng OMO tương tác và comment chia sẻ câu chuyện của họ với mẹ ở dưới bài đăng, và phần thưởng OMO dịu nhẹ sẽ được trao cho 10 bạn tham gia đầy đủ các bước.

Checklists

Checklist là một dạng tiếp thị nội dung dưới dạng một danh sách cung cấp danh sách những việc cần làm trong quy trình từng bước để đạt được một số loại kết quả mong muốn mang lại giá trị cho khách hàng tiềm năng và kể cả khách hàng mục tiêu.

Một ví dụ cho thấy rõ hơn dạng tiếp thị nội dung này là bài đăng tiếp thị của HubSpot Academy. Trên mạng xã hội Instagram, HubSpot đã đăng lên một danh sách các việc cần làm dưới dạng hộp kiểm. Ở đây, doanh nghiệp đã nghĩ về cách sản phẩm của mình được khách hàng mục tiêu sử dụng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, HubSpot tạo nên các danh sách công việc mà khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của họ để giải quyết. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tạo một danh sách nội bộ, đảm bảo một số nội dung luôn dành riêng cho khách hàng riêng biệt.

Một ví dụ khác có thể kể đến đó là checklists từ công ty HVAC. Checklist này cung cấp một danh sách với hàng loạt hành động mà chủ nhà nên thực hiện đối với hệ thống HVAC, từ đó giúp họ đưa ra quyết định thông minh hơn.Chủ nhà còn có thể chia sẻ checklist này lên các phương tiện truyền thông xã hội.

Gif và memes

GifMemes là dạng tiếp thị nội dung rất phổ biến trên mạng xã hội hiện nay và là một trong số những loại tiếp thị nội dung dễ chia sẻ nhất trên web hiện nay. Những loại nội dung này đã trở nên cực kỳ phổ biến đối với người tiêu dùng vì họ thích chia sẻ cảm xúc thông qua meme và GIF. Điều này đã củng cố tầm quan trọng của Meme và GIF trong văn hóa đại chúng.

Hình ảnh Meme thường là hình ảnh lan truyền trực tuyến hoặc ảnh chụp màn hình từ các bộ phim đi cùng với chú thích nói lên điều gì đó giải trí, sâu sắc,... Giống như memes, GIF cũng là một cách thú vị để giao tiếp và hưởng ứng với công chúng. GIF là các tệp hình ảnh hoạt hình có thể được chia sẻ trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội và email.

Các doanh nghiệp có thể tận dụng 2 loại hình này để mang lại sự phấn khích, thu hút và giải trí cho khách hàng vào một chủ đề. Doanh nghiệp có thể dùng GIF và meme lên blog hoặc email hoặc trên social media để tương tác khách hàng.

Testimonials and customer reviews (lời chứng thực và đánh giá của khách hàng)

Giống như nội dung do người dùng tạo, lời chứng thực và đánh giá của khách hàng là nội dung được tạo trực tiếp từ khán giả của nhãn hàng. Lời chứng thực đôi khi sẽ bao gồm một bản tóm tắt ngắn về lý do tại sao công ty/sản phẩm nổi bật.

Một ví dụ là Nike sử dụng lời chứng thực từ các vận động viên hàng đầu để tiếp thị giày của họ trên nền tảng Instagram. Trên thực tế, hầu hết các nội dung thương mại và Instagram của họ đến từ sự chứng thực và đánh giá của người nổi tiếng. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể được hưởng lợi từ việc thêm đánh giá của khách hàng trên trang web của họ hoặc chèn nó trong email khi sử dụng marketing automation. Tuy nhiên điều này có thể bị hạn chế do người dùng có thể sử dụng những phần mềm, ứng dụng lọc các email quảng cáo.

Influencers

Những người có ảnh hưởng trong ngành có thể tạo ra lợi thế cho một chiến dịch tiếp thị. Doanh nghiệp được những người có ảnh hưởng quảng bá nội dung có thể sẽ thu hút thêm đối tượng mà trước đây doanh nghiệp không thể tiếp cận.